Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy?
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vì Nga, Ấn Độ "phũ phàng" với Pháp?
Ấn Độ đang cân nhắc lại hợp đồng chiến đấu cơ Rafale với Pháp để chuyển sang mua Su-30 của Nga. Trong khi đó, Nga cũng đang ra sức "ve vãn" để trúng gói thầu Su-30 với Ấn Độ.

 


Phó giám đốc tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga hôm qua (17/2) cho biết, Nga sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ thêm chiến đấu cơ tầm xa Su-30MKI (Flanker-H) thay thế dòng chiến đấu cơ Rafale của Pháp mà Ấn Độ đang từ chối lấy vì giá thành quá cao so với dự kiến.. 

 


 

"Nếu Ấn Độ cần thêm loại máy bay chiến đấu Su-30MKI, chúng tôi sẽ sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu của họ. Và chúng tôi chỉ cần một lời yêu cầu từ phía Ấn Độ", ông Sergei Goreslavsky cho biết khi dẫn đầu đoàn đại biểu Rosoboronexport đến tham dự triển lãm Aero India-2015 tại Bangalore, khai mạc vào ngày 18/2. 

  

Ông Sergei Goreslavsky nhấn mạnh rằng, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. 

  

Theo các báo cáo gần đây, Ấn Độ có thể sẽ hủy hợp đồng mua 126 chiến đấu cơ đa dụng Rafale trị giá 20 tỷ USD với công ty Dassault của Pháp. 

  

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đang cân nhắc lại hợp đồng này vì giá thành mà Dassault đưa ra quá cao so với dự kiến cũng như việc công ty này từ chối bảo hành cho các chiến đấu cơ Rafale lắp đặt tại Ấn Độ theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ. 

  

Tuy nhiên, trước đó, hồi giữa tháng 1 vừa qua, Ấn Độ cho biết, họ chưa thể đưa ra được quyết định cuối cùng về việc liệu họ có mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp hay không và coi chiến đấu cơ đa năng Su-30 , cụ thế là chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga thiết kế là lựa chọn thay thế nếu thương vụ với tập đoàn máy bay Dassault của Pháp thất bại. 

  

Cũng theo ông Sergei Goreslavsky, Nga và Ấn Độ đã thực hiện xong giai đoạn đầu là phác thảo thiết kế kỹ thuật máy bay của dự án phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 dành cho không quân Ấn Độ. 

  

Ông Sergei Goreslavsky nhấn mạnh: “Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành để ký hợp đồng phát triển dự án này cho các giai đoạn tiếp theo bao gồm phát triển tài liệu thiết kế, xây dựng nguyên mẫu, tiến hành thử nghiệm và nghiệm thu”. 

 

Được biết, hiện Nga và Ấn Độ đang tiếp tục đàm phán về hợp đồng này. 

  

Sukhoi Su-30 MKI là biến thế của dòng chiến đấu cơ Su-30, được sản xuất dưới sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ, (tên ký hiệu của NATO là Flanker-H). Su-30MKI là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4,5 hạng nặng, tầm xa và có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết.  

  

Đây là sản phẩm hợp tác của Tập đoàn United Aircraft Corporation của Nga và Hindustan Aeronautics Limited của Ấn Độ. Loại chiến đấu cơ này được thiết kế và chế tạo để dành riêng cho Không lực Ấn Độ theo một thỏa thuận chuyển giao công nghệ từ phía Nga. 

  

Việc phát triển Su-30MKI được bắt đầu vào năm 2000, khi Ấn Độ kí hợp đồng với Nga để mua 140 máy bay chiến đấu Su-30. 

  

Chiếc Su-30MKI đầu tiên do Nga chế tạo được biên chế vào đơn vị của Không quân Ấn Độ vào năm 2002,trong khi chiếc Su-30MKI đầu tiên do Ấn Độ lắp ráp chế tạo được đưa vào biên chế của Không lực Ấn Độ vào năm 2004. 

  

Những chiếc chiến đấu cơ này có phần khung và động cơ được chế tạo tại Nga, còn các linh kiện điện tử, hệ thống quản lí hàng do phía Ấn Độ đảm nhiệm.  

  

Đây là máy bay chiến đấu 2 phi công, tải trọng tối đa lên đến 38,8 tấn, trọng lượng không tải là 18,4 tấn, tốc độ tối đa là Mach 1,9 tương đương 2120km/h. Chiến đấu cơ này có cao độ 17.300 mét và có tầm hoạt động vào khoảng 3.000km khi ở độ cao tối đa, tầm hoạt động trung bình là 5000 km. 

  

Chiến đấu cơ này có khả năng mang vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí do Ấn Độ tự chế tạo, ngoài ra, máy bay tiêm kích này còn có thể kết hợp với các hệ thống khác nhau của Ấn Độ. Bên cạnh đó, Su-30MKI còn sử dụng các hệ thống phụ của Pháp và Israel. Su-30MKI được trang bị các loại vũ khí như đại bác 30mm với tốc độ 150 viên/phút. Bên cạnh đó là 12 điểm gắn vũ khí (một số chiếc có thể cải tiến lên 14) với khả năng mang được 8 tấn vũ khí bên ngoài bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất và nhiều loại bom khác nhau. 

  

Hệ thống điện tử hàng không, đặc tính khí động học và các thành phần cấu tạo đều tương tự như Su-35, do vậySu-30MKI cũng thường được coi là một biến thể của Sukhoi Su-35 được đặt làm theo yêu cầu của Ấn Độ. Thay đổi lớn nhất của Su-30MKI so với các phiên bản trước là động cơ đẩy vecto và các cánh phụ phía mũi giúp di chuyển linh hoạt hơn. Ước tính mỗi chiếc Su-30MKI có trị giá lên tới 35,9 triệu USD. 

  

Từ năm 2004 đến nay, Su-30 MKI đã tham gia nhiều cuộc diễn tập quốc tế giành quyền kiểm soát không phận. Và trong quá trình diễn tập, Su-30 MKI nhiều lầnthể hiện ưu thế vượt trội so với các máy bay hiện đại khác của Mỹ và NATO như: máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C và máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C-D của Mỹ; máy bay chiến đấu Mirage của Pháp. 

  

Trong cận chiến và tác chiến tầm trung, Su-30 MKI đã chiếm ưu thế tuyệt đối trước các máy bay Mỹ và NATO, đặc biệt là về khả năng theo dõi và phóng tên lửa tiêu diệt đa mục tiêu trong một thời điểm. Các máy bay chiến đấu hiện đại của Pháp cũng phải "ngả mũ" trước Su-30 MKI về khả năng đánh chặn tầm gần và tính năng của hệ thống tên lửa.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nước Đức cần làm gì để thống lĩnh Châu Âu? (18-02-2015)
    Nga đứng đầu danh sách “kẻ thù lớn nhất” của Mỹ (18-02-2015)
    Hungary biểu tình phản đối TT Putin (17-02-2015)
    Những bí ẩn lớn trong lịch sử nhân loại (17-02-2015)
    TQ mưu toan thống trị Thái Bình Dương? (17-02-2015)
    Nga sẽ đáp trả lệnh trừng phạt mới từ EU (17-02-2015)
    Hồi giáo - bài toán khó của Châu Âu (17-02-2015)
    Lý do đằng sau việc Ai Cập mua máy bay của Pháp (16-02-2015)
    Khi các ông lớn tranh giành cường quốc Châu Á (16-02-2015)
    Nga đơn độc trong cuộc chiến chống các cường quốc? (16-02-2015)
    Các nước lớn vừa tranh đua, vừa tranh thủ (15-02-2015)
    Thế giới đối đầu thách thức năm 2015 (15-02-2015)
    Bà Clinton chê châu Âu yếu đuối trước ông Putin (15-02-2015)
    Thảm kịch Charlie Hebdo đang lặp lại tại Đan Mạch? (15-02-2015)
    'Thế bí' của Tổng thống Ukraine Poroshenko (15-02-2015)
    Yếu tố nào khiến Nga sẽ bớt hung hăng ở Ukraine? (14-02-2015)
    Vì sao Trung Quốc lo sợ Nhật Bản sửa luật? (14-02-2015)
    Hy Lạp rời Eurozone: Không đến mức "thảm hoạ" (14-02-2015)
    "Thế bí" của Đức trước vấn đề Ukraine và Hy Lạp (14-02-2015)
    Lãnh tụ tối cao Iran gửi "mật thư" cho TT Mỹ (14-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153017736.